Bộ Quy tắc Ứng xử Chung/Nguyên tắc thực thi đã sửa đổi/Thông tin bỏ phiếu
The recent community-wide vote on the Universal Code of Conduct revised Enforcement Guidelines has been tallied and scrutinized. After 3097 voters from 146 Wikimedia communities voted, the results are 76% in support of the Enforcement Guidelines, and 24% in opposition. Statistics and detailed summary of comments submitted during the vote are available. Thank you to everyone who participated. |
Cuộc bỏ phiếu để phê chuẩn Nguyên tắc Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (Universal Code of Conduct, UCoC) được lên lịch vào ngày 17 tháng 1 năm 2023 đến ngày 31 tháng 1 năm 2023 23:59:59 (UTC) qua SecurePoll. Tất cả cử tri đủ điều kiện trong Cộng đồng Wikimedia sẽ có cơ hội ủng hộ hoặc phản đối việc thông qua Nguyên tắc Thực thi, và chia sẻ lý do tại sao. Phê chuẩn nguyên tắc thực thi là cần thiết để thiết lập lộ trình và quy trình thực thi cho UCoC. Xem thêm thông tin chi tiết về hướng dẫn bỏ phiếu, bao gồm tư cách cư tri dưới đây.
Xem thêm phần Câu hỏi thường gặp khi Bỏ phiếu để biết thông tin về cách bỏ phiếu.
Quy trình bỏ phiếu
Nếu bạn đủ điều kiện bỏ phiếu:
- Xem lại nguyên tắc thực thi sửa đổi đối với chính sách về Bộ Quy tắc Ứng xử Chung.
- Quyết định có nên ủng hộ hay phản đối việc thông qua Nguyên tắc Thực thi. Nếu phản đối, hãy ghi các thay đổi cần đề xuất đối với Nguyên tắc trong lá phiếu của bạn.
- Tìm hiểu cách ghi lại lá phiếu của bạn với SecurePoll.
- Truy cập trang Bỏ phiếu SecurePoll và làm theo hướng dẫn.
- Nhắc nhở thành viên khác của cộng đồng bỏ phiếu!
Bỏ phiếu về việc gì?
Vào giữa tháng 1, Nguyên tắc Thực thi (EGs) cho Bộ quy tắc Ứng xử Chung sẽ trải qua một cuộc bỏ phiếu phê chuẩn lần thứ hai trên toàn cộng đồng. Điều này diễn ra sau cuộc bỏ phiếu vào tháng 3 năm 2022, mang lại kết quả đa số ủng hộ, nhưng nêu bật những lo ngại quan trọng của cộng đồng mà Ủy ban Vấn đề Cộng đồng (CAC) của Hội đồng quản trị đã yêu cầu sửa đổi. Ủy ban Sửa đổi đã xem xét ý kiến đóng góp của cộng đồng và thực hiện các thay đổi. Các lĩnh vực cần quan tâm, chẳng hạn như cân bằng giữa quyền riêng tư và tính minh bạch, cũng như các yêu cầu về đào tạo và xác nhận, đã được cập nhật.
Ban Quản Trị của Wikimedia Foundation ủng hộ cuộc bỏ phiếu của cộng đồng về đề xuất thực nguyên tắc thực thi UCoC theo phê chuẩn riêng của Ban Quản Trị về UCoC. Các Ủy viên cũng ghi nhận sự ủng hộ của lá phiếu như vậy được thể hiện thông qua lá thư chung của các Ủy ban Trọng tài và cuộc khảo sát của các đơn vị tình nguyện, các thành viên chi nhánh và ủy ban dự thảo.
Một trong những khuyến nghị chính của các mục tiêu chiến lược cho năm 2030 là hợp tác tạo ra một UCoC nhằm cung cấp một cơ sở toàn cầu về hành vi có thể chấp nhận được cho toàn bộ phong trào mà không khoan nhượng đối với hành vi quấy rối.
Nguyên tắc Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung
Những nguyên tắc này là để thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung. Cốt lõi của UCoC trước đây đã được Hội đồng Quản trị phê chuẩn sau khi tham khảo ý kiến của cộng đồng mà không có một cuộc thăm dò ý kiến rõ ràng trong cộng đồng. Nó bao gồm các hành động ngăn ngừa, điều tra và khảo sát cũng như các hành động khác được thực hiện để giải quyết các hành vi vi phạm Bộ Quy tắc Ứng xử Chung. Việc thực thi chủ yếu sẽ được xử lý bởi, nhưng không giới hạn ở, các chức năng được chỉ định trên tất cả các dự án, sự kiện và không gian liên quan trực tuyến và ngoại tuyến của Wikimedia được lưu trữ trên nền tảng của bên thứ ba. Nó sẽ được thực hiện một cách có tổ chức, kịp thời và nhất quán trong toàn bộ phong trào Wikimedia.
Hướng dẫn thực thi UCoC sửa đổi bao gồm hai phần:
- Công tác phòng ngừa
- Thúc đẩy nhận thức về UCoC, khuyến nghị đào tạo về UCoC và các hoạt động khác.
- Công tác phản hồi
- Nêu chi tiết quy trình nộp hồ sơ, Xử lý các vi phạm được báo cáo, Bố trí nguồn lực xử lý các vi phạm được báo cáo, Chỉ định các hành động thực thi đối với vi phạm, v.v.
Tại sao bạn nên bỏ phiếu?
Phê chuẩn nguyên tắc thực thi là cần thiết để hoàn thiện lộ trình, quy trình và hành động thực thi UCoC. Cuộc bỏ phiếu về Nguyên tắc Thực thi được thiết kế để đánh giá sự ủng hộ của cộng đồng đối với UCoC và thu thập thông tin phản hồi xem cử tri có e ngại về các đề xuất hiện tại hay không. Dù bằng cách nào, điều quan trọng là phải đảm bảo tiếng nói của bạn được lắng nghe thông qua lá phiếu của bạn và Nếu bạn bỏ phiếu "không" thì bạn cần nêu rõ (các) phần nào trong các nguyên tắc mà bạn lo ngại và lý do tại sao.
Quan trọng nhất là việc bỏ phiếu sẽ:
- Đảm bảo rằng các quan điểm của dự án Wikimedia được thể hiện trong cuộc bỏ phiếu toàn cầu.
Cách thức bỏ phiếu
Vui lòng đọc phần này trước khi bạn truy cập SecurePoll để tìm hiểu thông tin hữu ích giúp bạn bỏ phiếu suôn sẻ.
- Lá phiếu sẽ đưa ra câu hỏi bỏ quyết và đưa ra hai lựa chọn. Vui lòng chọn "không" hoặc "có". Những phiếu bầu không chọn "không" hoặc "có" sẽ không được tính vào kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
- Ô “Nhận xét” sẽ là nơi để bạn đưa ra bình luận về bất kỳ lo ngại nào liên quan đến các nguyên tắc được đề xuất.
- SecurePoll sau đó sẽ thông báo cho bạn rằng lá phiếu của bạn đã được ghi lại.
- Bạn có thể bỏ phiếu lại trong cuộc bỏ phiếu. Nó sẽ ghi đè lá phiếu trước đó của bạn. Bạn có thể làm điều này bao nhiêu lần tùy ý.
Kết quả bỏ phiếu sẽ được xác định như thế nào?
Cần phải có ngưỡng ủng hộ trên 50% từ người dùng tham gia để chuyển sang phê chuẩn của Ban Quản Trị. Hiện tại, phong trào không có một phương pháp duy nhất xoay quanh các quy trình bỏ phiếu đạt/không đạt (một số quy trình áp dụng cơ chế gần với tuyệt đại đa số (⅔), trong khi các quy trình khác sử dụng cơ chế đa số (50% +1), và các quy trình khác lại tránh gộp số phiếu bầu). Đối với quy trình này, để đảm bảo phù hợp với hầu hết các cuộc trưng cầu ý kiến, tại các khu vực tài phán thực tế, cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản đã được lựa chọn.
Các phiếu bầu sẽ được xem xét kỹ lưỡng bởi một nhóm tình nguyện viên độc lập và kết quả sẽ được công bố. Như với cuộc bỏ phiếu đầu tiên, cử tri sẽ có thể bỏ phiếu và chia sẻ những lo ngại của họ về các nguyên tắc. Hội đồng Quản trị sẽ xem xét các mức độ hỗ trợ và các mối quan tâm được nêu ra khi họ xem xét cách thức phê chuẩn hoặc phát triển thêm Nguyên tắc Thực thi.
Những người bên ngoài Wikimedia Foundation có tham gia kiểm phiếu bầu để xác minh tính xác thực không?
Kết quả của cuộc bỏ phiếu sẽ được các Wikimedia tình nguyện có kinh nghiệm trong các quy trình xác minh và bỏ phiếu phong trào xem xét kỹ lưỡng về những điểm bất thường. Những người giám sát bỏ phiếu bầu cử là:
- HakanIST
- Operator873
- AmandaNP (reserve)
- DerHexer (reserve)
Điều kiện bỏ phiếu
Quy định chung
Để đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn phải không bị cấm ở không quá một dự án.
Biên tập viên
Bạn có thể bỏ phiếu từ bất kỳ tài khoản đã đăng ký nào của bạn trên wiki Wikimedia. Bạn chỉ có thể bỏ phiếu một lần, bất kể bạn có bao nhiêu tài khoản. Để đạt đủ điều kiện, tài khoản của bạn cần phải:
- không ở trong trạng thái bị cấm trong nhiều hơn một dự án;
- không phải là tài khoản bot;
- và đã thực hiện ít nhất 300 lần chỉnh sửa trước ngày 3 tháng 1 năm 2023 trên các wiki của Wikimedia;
- và đã thực hiện ít nhất 20 chỉnh sửa từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Có thể sử dụng công cụ AccountEligibility để nhanh chóng xác minh điều kiện bỏ phiếu cơ bản của biên tập viên.
Nhà phát triển
Những nhà phát triển đủ điều kiện bỏ phiếu nếu:
- là bảo quản viên máy chủ Wikimedia và có quyền truy cập shell
- hoặc đã thực hiện ít nhất một cam kết hợp nhất với bất kỳ Kho dữ liệu Wikimedia nào trên Gerrit, từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Tiêu chí bổ sung
- hoặc đã thực hiện ít nhất một cam kết hợp nhất với bất kỳ kho dữ liệu nào trong các nonwmf-extensions hoặc nonwmf-skins từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
- hoặc đã thực hiện ít nhất một cam kết hợp nhất với bất kỳ kho công cụ Wikimedia (ví dụ, magnustools) từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2022.
- hoặc đã thực hiện ít nhất 300 chỉnh sửa trước ngày 3 tháng 1 năm 2023 và đã thực hiện ít nhất 20 chỉnh sửa từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2023 trên translatewiki.net.
- hoặc là người duy trì/người đóng góp của bất kỳ công cụ, bot, tập lệnh người dùng, tiện ích và mô-đun Lua nào trên wiki Wikimedia;
- hoặc đã tham gia tích cực vào các quy trình về thiết kế và/hoặc đánh giá phát triển kỹ thuật liên quan đến Wikimedia.
Lưu ý: Nếu bạn đáp ứng các tiêu chí chính, bạn sẽ có thể bỏ phiếu ngay. Do các giới hạn kỹ thuật của SecurePoll, những người đáp ứng các tiêu chí bổ sung có thể không được bỏ phiếu trực tiếp trừ khi họ đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đáp ứng các tiêu chí bổ sung, vui lòng gửi email tới ucocproject@wikimedia.org nêu rõ lý do ít nhất bốn ngày trước ngày cuối cùng để bỏ phiếu, tức là vào hoặc trước ngày 27 tháng 1 năm 2023. Nếu bạn đáp ứng các tiêu chí, chúng tôi sẽ thêm bạn vào danh sách thủ công để bạn có thể bỏ phiếu.
Nhân viên và nhà thầu của Wikimedia Foundation
Nhân viên và nhà thầu hiện tại của Wikimedia Foundation đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ làm việc với Wikimedia Foundation tính đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Nhân viên và nhà thầu của các chi nhánh của phong trào Wikimedia
Chi hội Wikimedia hiện tại, tổ chức chuyên đề hoặc đội ngũ nhóm người dùng và nhà thầu đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ được tổ chức của họ tuyển dụng đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Thành viên của các cơ quan chính thức, theo định nghĩa trong nội quy của các chi nhánh Wikimedia hiện tại, tổ chức chuyên đề hoặc nhóm người dùng, sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ hoạt động trong các nhóm này kể từ ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Thành viên hội đồng Wikimedia Foundation và thành viên ban cố vấn
Các thành viên hiện tại và trước đây của Hội đồng quản trị Wikimedia Foundation và Ban cố vấn Wikimedia Foundation đều đủ tư cách bỏ phiếu.
Thành viên Uỷ ban Phong trào Wikimedia
Các thành viên hiện tại của Ủy ban Phong trào Wikimedia đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ đã phục vụ trong các chức năng đó kể từ ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Thành viên thuộc Tổ chức phong trào cộng đồng Wikimedia
Các nhà tổ chức cộng đồng có vị thế tốt, nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu theo các hạng mục khác, sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ đáp ứng một trong những điều sau:
- đã đăng ký, nhận và báo cáo về ít nhất một khoản tài trợ của Wikimedia Foundation kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2021.
- là người tổ chức ít nhất một cuộc thi hackathon, cuộc thi hoặc sự kiện Wikimedia khác được tài trợ với tài liệu trên wiki và có ít nhất 10 người tham dự/khách truy cập/người tham gia trong khoảng thời gian từ ngày 3 tháng 1 năm 2022 đến ngày 3 tháng 1 năm 2023.
Tiêu chí bổ sung
Nếu bạn cho rằng mình đáp ứng các tiêu chí bổ sung, vui lòng gửi email ucocproject@wikimedia.org kèm theo lý do ít nhất bốn ngày trước ngày bỏ phiếu cuối cùng, tức là vào hoặc trước ngày 27 tháng 1 năm 2023. Nếu bạn đáp ứng các tiêu chí, chúng tôi sẽ thêm bạn vào danh sách cử tri theo cách thủ công.
Câu hỏi thường gặp về Bỏ phiếu
- Tôi có thể xác minh tính đủ điều kiện của mình bằng cách nào?
Biên tập viên có thể sử dụng công cụ AccountEligibility để xác minh điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hiện tại. Trang thông tin tài khoản toàn cầu có sẵn để tìm hiểu thêm về số lần chỉnh sửa và lịch sử đóng góp của bạn. - Các yêu cầu về điều kiện bỏ phiếu được đặt ra như thế nào?
Hội đồng Quản trị của Wikimedia Foundation đặt ra các yêu cầu về tính đủ điều kiện trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu. Đây là những yêu cầu tương tự được sử dụng cho các cuộc bầu cử của Ban Quản trị. - Cử tri đủ điều kiện không thể bỏ phiếu
Bạn có thể nhận được tin nhắn: "Rất tiếc, bạn không nằm trong danh sách định trước những người dùng được phép bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này."Giải phápHãy chắc chắn rằng bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn là nhà phát triển, nhân viên Wikimedia Foundation, thành viên ủy ban Phong trào Wikimedia, người được cấp đủ điều kiện hoặc thành viên Ban Cố vấn, bạn có thể không có tên người dùng cụ thể và sẽ cần được thêm vào danh sách cử tri theo cách thủ công. Bạn nên liên hệ với ucocproject@wikimedia.org để được thêm vào danh sách. Phản hồi sẽ được gửi trong vòng 72 giờ để thêm bạn vào danh sách.
Nếu bạn vẫn không thể bỏ phiếu và cho rằng mình có thể vui lòng để lại tin nhắn trên trang thảo luận bầu cử hoặc liên hệ với Ủy ban Bầu cử tại ucocproject@wikimedia.org. Một phản hồi sẽ được gửi trong vòng 72 giờ.
- Tôi không thể đăng nhập vào VoteWiki
Bạn không cần phải đăng nhập vào VoteWiki để bỏ phiếu. Nếu bạn nhìn thấy lá phiếu, có nghĩa là SecurePoll đã xác định danh tính của bạn thành công. Vì lý do bảo mật, chỉ có số lượng tài khoản giới hạn được đăng ký trên VoteWiki. - Có ai có thể thấy tôi đã bỏ phiếu cho ai không?
Không, cuộc bỏ phiếu được bảo mật. Cuộc bỏ phiếu sử dụng phần mềm SecurePoll. Phiếu bầu được bí mật. Không ai trong Ủy ban bầu cử, Hội đồng Quản trị, hoặc bất kỳ người nào trong đội ngũ Wikimedia Foundation có quyền truy cập chúng. Một thành viên của nhóm Tín thác & An toàn tại Wikimedia Foundation có khóa mã hóa để tiếp cận cuộc bỏ phiếu. Sau khi khóa được kích hoạt, cuộc bỏ phiếu sẽ bị tạm dừng. - Dữ liệu nào được thu thập về cử tri?
Một số dữ liệu danh tính cá nhân về cử tri có thể được xem bởi một số người được chọn để kiểm tra và kiểm đếm phiếu bầu
Điều này bao gồm địa chỉ IP và đại lý người dùng. Dữ liệu này sẽ tự động bị xóa sau 90 ngày kể từ ngày bầu cử
- Dữ liệu này sẽ được sử dụng như thế nào?
Số liệu về cuộc bầu cử này sẽ được tóm tắt trên các trang bầu cử, kết quả trên Meta và báo cáo sau phân tích về cuộc bầu cử. Không có thông tin danh tính cá nhân nào sẽ được công bố. Thông tin danh tính cá nhân này có thể được sử dụng để xác định số lượng cử tri độc lập và phạm vi cử tri trên toàn cầu. Khi tôi bỏ phiếu, tôi không thấy phiếu bầu đã nhận được và một thông báo tự động cho biết tôi cần phải đăng nhập để bỏ phiếu. Điều đang diễn ra
Bạn không cần phải đăng nhập vào votewiki để bỏ phiếu. Lỗi này có thể là sự cố bộ đệm. Vui lòng thử bỏ phiếu lại tại m:Special:SecurePoll/vote/394.
Cũng xin lưu ý rằng bạn được tự do chỉ định hoặc thay đổi tùy chọn bỏ phiếu bao nhiêu lần tùy ý. Chỉ một lá phiếu cho mỗi người dùng sẽ được lưu trữ, và hệ thống sẽ thay thế lá phiếu cũ của bạn bằng lá phiếu mới và hủy bỏ các phiếu bầu trước đó.
Khi quá trình bỏ phiếu của bạn hoàn tất, một biên nhận sẽ hiển thị trên màn hình của bạn, bạn có thể lưu giữ làm bằng chứng rằng bạn đã bỏ phiếu.
- Hệ thống bỏ phiếu được bảo vệ thế nào để tránh người dùng nhập nhiều lá phiếu?
Chỉ một lá phiếu cho mỗi người dùng được lưu trữ trên hệ thống. Bạn được tự do chỉ định hoặc thay đổi tùy chọn bỏ phiếu bao nhiêu lần tùy ý. Hệ thống sẽ thay thế lá phiếu cũ của bạn bằng lá phiếu mới và hủy bỏ các lá phiếu trước đó. - Nhân viên có bị ép buộc hoặc khuyến khích bỏ phiếu theo một cách cụ thể không?
Không, nhân viên của Wikimedia Foundation và nhân viên của các chi nhánh không được khuyến khích bỏ phiếu theo một cách cụ thể. Chúng tôi khuyến khích mọi người bỏ phiếu độc lập. Để hướng dẫn thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử có hiệu quả, chúng tôi cần ý kiến trung thực để giúp chúng tôi phát hiện xem có những lĩnh vực nào cần cải thiện hay không. - Đội ngũ Tín thác và An toàn có thiên vị kết quả bỏ phiếu không?
Bộ phận Tín thác và An toàn có ba nhánh: Chính sách, Thông tin và Vận hành. Nhóm hỗ trợ UCoC là nhóm Chính sách. Nhóm Chính sách không tham gia vào các cuộc điều tra hành vi của người dùng. Mặc dù không cho rằng nhóm Vận hành đang hoặc sẽ được thiên vị, nhưng việc tách các bộ phận chức năng này đúng là nhằm tránh thiên vị vô ý. Nhóm Chính sách không được đánh giá dựa trên việc tài liệu được hợp tác tạo ra này có được phê duyệt vào lần đầu hay sẽ cần phát triển thêm hay không. Tuy nhiên, nhóm này được đánh giá dựa trên việc liệu nhóm có hoạt động tốt với cộng đồng hay không. Điều này có nghĩa là phát triển cách tiếp cận hợp tác để thực thi UCoC có hiệu quả cho cộng đồng. Mục tiêu của chúng ta là đáp ứng trách nhiệm đó tốt nhất có thể. - Các câu hỏi khác không được đề cập ở đây
Đối với các lỗi hệ thống về kỹ thuật hoặc lá phiếu, vui lòng gửi email tới ucocproject@wikimedia.org. Vui lòng nêu tên người dùng mà bạn sử dụng để bỏ phiếu và dự án mà bạn đang muốn bỏ phiếu. Một thành viên của nhóm dự án sẽ trả lời email của bạn sớm nhất có thể.