Jump to content

Translation requests/WMF/Terms of Use/vi

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki

Điều khoản Sử dụng

[edit]
Hãy mường tượng một thế giới trong đó mỗi người có thể tự do chia sẻ mọi kiến thức của nhân loại. Đó là cam kết của chúng tôi.
Tuyên bố Tầm nhìn Wikimedia Foundation

Thông tin dành cho những người đóng góp nội dung văn bản vào các dự án Wikimedia

[edit]

Để phát triển nguồn kiến thức tự do và văn hóa tự do, tất cả thành viên đóng góp vào các dự án Wikimedia bắt buộc phải trao cho công chúng những quyền hạn rộng rãi để tái phân phối và tái sử dụng các đóng góp của họ một cách tự do, miễn là việc sử dụng phải được ghi công và bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng phải áp dụng cùng quyền tự do tái sử dụng và tái phân phối. Do đó, với những nội dung văn bản do bạn giữ bản quyền, khi đăng tải, bạn đồng ý phát hành nó theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự phiên bản 3.0 (chưa chuyển đổi). Vì lý do tương thích, bạn cũng bắt buộc phải phát hành nó theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (không ghi phiên bản cụ thể, không có phần bất biến, văn bản bìa trước, hoặc văn bản bìa sau). Những người tái sử dụng có thể lựa chọn một hoặc nhiều giấy phép mà họ muốn để làm theo. Xin chú ý rằng những giấy phép này cho phép sử dụng các đóng góp của bạn với mục đích thương mại, miễn là việc sử dụng đó tuân theo những điều khoản của giấy phép.

Là tác giả, bạn đồng ý được ghi công theo bất kỳ cách nào trong các cách sau: a) thông qua một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến một hoặc những bài viết mà bạn đã đóng góp vào, b) thông qua một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến một bản sao trực tuyến tùy ý, ổn định, có thể được tự do truy cập, tuân theo giấy phép, và phải ghi tên các tác giả theo cách thức tương đương với việc ghi tên tại website này, hoặc c) thông qua một danh sách gồm tất cả các tác giả. (Danh sách các tác giả có thể được tinh lọc để loại bỏ những đóng góp quá nhỏ hoặc không thích hợp.)

Nhập khẩu nội dung:

Nếu bạn muốn nhập khẩu nội dung mà bạn tìm thấy ở nơi khác hoặc bạn đồng tác giả với những người khác, bạn chỉ có thể làm vậy nếu nó được phát hành theo những điều khoản tương thích với giấy phép CC-BY-SA. Bạn không cần phải bảo đảm hoặc cam đoan rằng nội dung được nhập khẩu được phát hành theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU. Hơn nữa, xin chú ý rằng bạn không được nhập khẩu thông tin được phát hành chỉ theo giấy phép GFDL. Nói cách khác, bạn chỉ có thể nhập khẩu nội dung (a) phát hành theo giấy phép duy nhất có điều khoản tương thích với giấy phép CC-BY-SA hoặc (b) phát hành theo giấy phép kép là GFDL và một giấy phép khác có điều khoản tương thích với giấy phép CC-BY-SA

Nếu bạn nhập khẩu nội dung được phát hành theo một giấy phép tương thích có đòi hỏi ghi công, bạn phải, bằng một cách thích hợp, ghi lại tên một hoặc nhiều tác giả. Nếu tên tác giả thường được ghi qua lịch sử trang (như bản sao trong Wikimedia), việc ghi công trong tóm lược sửa đổi, được ghi lại vào lịch sử trang, là đã thỏa đáng khi nhập khẩu văn bản. Dù là giấy phép nào đi chăng nữa, nội dung văn bản mà bạn nhập khẩu vào đều có thể bị từ chối nếu đòi hỏi ghi công có vẻ quá khó khăn.

Thông tin dành cho những người đóng góp nội dung phương tiện phi văn bản

[edit]

Nội dung phương tiện phi văn bản tại các dự án của Wikimedia Foundation được phát hành theo nhiều loại giấy phép khác nhau để hỗ trợ cho mục tiêu chung là cho phép việc tái sử dụng và tái phân phối không hạn chế. Các đòi hỏi đối với các giấy phép đó được ghi trong Quy định Cấp phép Wikimedia Foundation. Những cộng đồng riêng lẻ có thể xây dựng quy định dựa trên và tinh lọc các đòi hỏi này.

Thông tin dành cho những người tái sử dụng

[edit]

Bạn có thể tái sử dụng nội dung từ các dự án của Wikimedia một cách tự do, ngoại trừ những nội dung được dùng theo ngoại lệ "sử dụng hợp lý", hoặc những ngoại lệ tương tự trong luật bản quyền. Xin hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Tái sử dụng nội dung văn bản:

  • Ghi công: Để tái phân phối một trang văn bản ở bất kỳ dạng nào, hãy cung cấp tên các tác giả bằng một trong các cách a) cung cấp một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến một hoặc nhiều trang mà bạn đang tái sử dụng, b) cung cấp một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến một bản sao trực tuyến tùy ý, ổn định, có thể được tự do truy cập, tuân theo giấy phép, và phải ghi tên các tác giả theo cách thức tương đương với việc ghi tên tại website này, hoặc c) cung cấp một danh sách gồm tất cả các tác giả. (Danh sách các tác giả có thể được tinh lọc để loại bỏ những đóng góp quá nhỏ hoặc không thích hợp.) Yêu cầu này áp dụng cho nội dung văn bản do cộng đồng Wikimedia tạo ra. Nội dung văn bản từ các nguồn bên ngoài có thể kèm theo các đòi hỏi ghi công khác, mà chúng tôi sẽ cố gắng ghi rõ điều đó cho bạn. Ví dụ, một trang có thể sẽ có một tiêu đề hoặc ghi chú nào đó nói rõ một vài hoặc tất cả nội dung của trang nguyên thủy được phát hành ở một nơi nào khác. Nếu những ghi chú như vậy được hiển thị ngay tại trang, nói chung những người tái sử dụng nên giữ nguyên nó.
  • Copyleft/Chia sẻ tương tự: Nếu bạn thực hiện chỉnh sửa hoặc bổ sung vào trang bạn đang tái sử dụng, bạn phải phát hành nó theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự Phiên bản 3.0 trở về sau.
  • Ghi chú sự thay đổi: Nếu bạn thực hiện chỉnh sửa hoặc bổ sung, bạn phải chỉ ra điều này một cách thích hợp rằng tác phẩm gốc đã được chỉnh sửa. Ví dụ, nếu bạn đang tái sử dụng trang tại một wiki, chỉ ra điều này trong lịch sử trang là cách thích hợp.
  • Thông báo giấy phép: Mỗi bản sao hoặc phiên bản đã chỉnh sửa do bạn phân phối phải kèm theo một thông báo giấy phép nói rằng tác phẩm được phát hành theo CC-BY-SA cùng với a) một siêu liên kết hoặc URL đến toàn văn giấy phép hoặc b) một bản sao của giấy phép. URL thích hợp cho mục đích này là: http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/

Nội dung văn bản được phát hành bổ sung theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU:

  • Vì lý do tương thích, những trang nào không sử dụng nội dung văn bản được cấp phép độc quyền theo CC-BY-SA hoặc một giấy phép tương thích CC-BY-SA thì cũng được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU. Để xác định xem một trang nào đó có được phát hành theo GFDL hay không, hãy xem tại phần cuối trang, lịch sử trang, và trang thảo luận để xem có ghi công cho nội dung được cấp phép đơn không tương thích với GFDL hay không. Tất cả các nội dung văn bản được phát hành trước ngày 15 tháng 6 năm 2009 đều được phát hành theo GFDL, và bạn cũng có thể sử dụng lịch sử trang để truy xuất nội dung ấn hành trước ngày đó để chắc chắn là nó tuơng thích với GFDL.

Tái sử dụng nội dung phương tiện phi văn bản:

  • Nếu không được ghi chú khác đi, các tập tin phương tiện phi văn bản được phát hành theo nhiều giấy phép văn hóa tự do khác nhau, nhất quán với Quy định Cấp phép Wikimedia Foundation. Xin hãy xem trang miêu tả của phương tiện để biết chi tiết về giấy phép của mỗi tập tin phương tiện cụ thể.

Sự ưu tiên cho Điều khoản bằng tiếng Anh

[edit]

Những điều khoản bằng tiếng Anh của website sẽ không bị sửa đổi. Nếu có sự không nhất quán nào giữa những điều khoản bằng tiếng Anh với các bản dịch sang thứ tiếng khác, phiên bản tiếng Anh sẽ là phiên bản được ưu tiên.