Không proxy mở
Quy định
Các proxy công cộng có sẵn (bao gồm cả proxy trả phí) có thể bị cấm trong bất kỳ khoảng thời gian nào vào bất kỳ lúc nào. Mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến người dùng hợp pháp, nhưng họ không phải là mục tiêu dự định và có thể tự do sử dụng proxy cho đến khi chúng bị cấm. Mặt khác, việc sửa đổi sử dụng Tor sẽ tự động bị ngăn chặn. Không có hạn chế nào đối với việc đọc trên Meta hoặc một dự án Wikimedia khác thông qua một proxy mở hoặc ẩn danh.
Địa chỉ IP không tĩnh hoặc máy chủ lưu trữ không phải là proxy cố định thường sẽ bị cấm trong một khoảng thời gian ngắn hơn, vì có khả năng địa chỉ IP cuối cùng sẽ được chuyển hoặc tự động gán lại hoặc proxy mở bị đóng. Sau khi đóng, địa chỉ IP sẽ được bỏ cấm.
Ngoại lệ
Biên tập viên có thể được cho phép sửa đổi thông qua một proxy mở với quyền miễn cấm IP. Quyền này được cấp cho các dự án địa phương bởi bảo quản viên và quyền toàn cục được cấp bởi tiếp viên.
Tuy nhiên, nhiều người dùng vô tình truy cập thông qua proxy mở do cài đặt mặc định của trình duyệt của họ. Trước khi bạn yêu cầu cấp quyền miễn cấm IP (có thể mất thời gian và không đảm bảo rằng sẽ được cấp), bạn nên kiểm tra tùy chọn kết nối internet của trình duyệt của mình và thay đổi thành truy cập không proxy.
Ngoại lệ toàn cục và kháng cáo
Nếu địa chỉ IP của bạn đã bị cấm trên tất cả các wiki[1] và bạn tin rằng điều này là do nhầm lẫn hoặc nếu bạn cần sử dụng Tor/proxy vì những lý do chính đáng và không thể,[2] bạn có thể liên hệ với tiếp viên. Họ có thể gỡ cấm IP toàn cục hoặc cấp quyền miễn cấm cho bạn.
- Một cách được khuyến nghị là sử dụng Hệ thống yêu cầu hỗ trợ bỏ cấm.
- Ngoài ra, bạn có thể gửi thư điện tử riêng cho stewardswikimedia.org (biểu mẫu liên hệ trực tiếp). Bạn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức. Bao gồm:
- Bạn cũng có thể sử dụng trang yêu cầu tại Meta-Wiki, nếu bạn có thể sửa đổi nó và không ngại chia sẻ địa chỉ IP của mình (đối với lệnh cấm toàn cục) hoặc lý do bạn muốn có quyền riêng tư (để sử dụng Tor). Lệnh cấm toàn cục không ảnh hưởng đến Meta-Wiki.
Nếu IP của bạn là một proxy mở, nó sẽ không được bỏ cấm. Sẽ có nhiều khả năng bạn được cấp quyền miễn cấm IP hơn nếu bạn đưa ra những lý do chính đáng để nghĩ rằng mình sẽ không lạm dụng nó; các trường hợp rõ ràng là, ví dụ, người dùng bị chặn bởi Bức Tường lửa Vĩ đại của Trung Quốc và các tài khoản có đóng góp đáng kể trong quá khứ.
Nếu quyền miễn cấm Tor được cấp cho bạn và bạn chưa có tài khoản, tiếp viên cũng sẽ tạo một tài khoản cho bạn và bạn sẽ nhận được một mật khẩu tạm thời cho địa chỉ thư điện tử của mình.
Vui lòng không đặt yêu cầu bỏ cấm địa phương trên trang thảo luận thành viên của bạn, chúng được dành riêng cho các lệnh cấm địa phương. Bảo quản viên địa phương không thể bỏ cấm toàn cục và sẽ đơn giản lặp lại các hướng dẫn chung.
Ngoại lệ địa phương
Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc sửa đổi trên một hoặc một vài wiki, bạn có thể yêu cầu quyền miễn cấm địa phương. Các dự án có quy định cho phép miễn cấm IP được liệt kê làm ví dụ ở đây:
- Meta-Wiki
- Wikibooks tiếng Anh (bạn có thể liên hệ với bất kỳ bảo quản viên địa phương nào hoặc đăng yêu cầu tại b:en:WB:AA)
- Wikipedia tiếng Anh
- Wikipedia tiếng Pháp
- Wikipedia tiếng Trung Quốc (vui lòng làm theo hướng dẫn bên trong trang này để yêu cầu qua thư điện tử)
- Wikipedia tiếng Nhật
Đối với các dự án khác, kiểm tra quy định của họ hoặc liên hệ một BQV địa phương ở đó.
Cơ sở
Proxy services change a contributor's internet connection, so that instead of connecting to Wikimedia projects directly, the connection is rerouted through services of the proxy provider.
Mặc dù Meta khuyến khích mọi người trên thế giới đóng góp, những proxy như vậy thường bị lợi dụng cho mục đích lạm dụng. Bởi vì MediaWiki (phần mềm wiki) phụ thuộc vào địa chỉ IP để bảo quản viên can thiệp chống lạm dụng, proxy mở cho phép người dùng hoàn toàn tránh được bảo quản viên. Việc sử dụng tập lệnh hoặc bot chưa được phê duyệt cho phép người dùng độc hại xoay địa chỉ IP nhanh chóng, gây ra sự gián đoạn liên tục có thể khiến bảo quản viên bất lực không thể ngăn chặn. Một số cuộc tấn công như vậy đã xảy ra đối với các dự án của Wikimedia, gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng và khiến các bảo quản viên bận rộn, những người đã có thể giải quyết các vấn đề khác.
Quy định này được biết là gây khó khăn cho một số biên tập viên, những người phải sử dụng proxy mở để vượt qua sự kiểm duyệt ở nơi họ sinh sống; một ví dụ nổi tiếng là chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thỉnh thoảng cố gắng ngăn cản người dân ở Trung Quốc đọc hoặc sửa đổi Wikipedia.
Ghi chú
- ↑ a b Thông báo lỗi như sau:
⧼wikimedia-globalblocking-ipblocked⧽
- ↑ a b Thông báo lỗi như sau:
Your IP address, $1, has been automatically identified as a Tor exit node. Editing through Tor is blocked to prevent abuse. For additional information and instructions to legitimate users, see the no open proxies global policy.
Xem thêm
- Lệnh cấm không công bằng do proxy mở
- Cấm toàn cục
- Trợ giúp về việc bị cấm
- Bài viết trên Diff tháng 12 năm 2022
- Dự án Wiki trên proxy mở (lỗi thời)
- Sửa đổi với Tor (lỗi thời)
- Lời khuyên cho người dùng sử dụng Tor
- Thảo luận chung:
- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Tim Starling vào ngày 15 tháng 2 năm 2004
- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Jimmy Wales vào 16 tháng 2 năm 2004
- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Jimmy Wales vào 16 tháng 2 năm 2004