Jump to content

Image filter referendum/vi

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki
Cuộc trưng cầu đã kết thúc vào ngày 30 tháng 8 năm 2011. Các lá phiếu sẽ không được chấp nhận nữa.
Kết quả đã được công bố vào ngày 1 tháng 9 năm 2011.

Trưng cầu về bộ lọc hình ảnh

Tổ chức

Wikimedia Foundation đang tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến về việc phát triển và áp dụng tính năng cho phép ẩn ảnh cá nhân, để người đọc tự ẩn đi một số loại hình ảnh để không hiển thị khi họ đăng nhập. Tính năng này được yêu cầu bởi Hội đồng Quản trị vào tháng 6 năm 2011.

Cuộc trưng cầu ý kiến đã bắt đầu tiến hành từ ngày 15 đến 30 tháng 8 năm 2011, và được tổ chức trên máy chủ SPI. Các trang này cung cấp thêm chi tiết và các tài liệu hướng dẫn.

Sau khi bạn đã đọc thông tin bỏ phiếu, nhấn vào đây để xem điều kiện và hướng dẫn.

Bối cảnh

[edit]

Hội đồng Quản trị đã chỉ đạo Wikimedia Foundation phải phát triển và đưa vào sử dụng tính năng ẩn ảnh cho cá nhân.

Mục đích của việc này là cho phép người đọc dễ dàng làm ẩn đi các hình ảnh trong các dự án Wikimedia mà họ không muốn xem, được thực hiện khi họ lần đầu tiên thấy loại ảnh này, hoặc thiết lập trước thông qua tùy chọn cá nhân. Tính năng này nhằm cung cấp cho người đọc thêm sự lựa chọn, và trên hết là tính năng này phải thân thiện và đơn giản nhất có thể. Chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện để các biên tập viên hỗ trợ dễ dàng nhất.

Tính năng này sẽ được phát triển và hiện thực trên mọi dự án. Nó không xóa bỏ vĩnh viễn bất cứ một hình ảnh nào: nó chỉ có tác dụng ẩn chúng đi theo yêu cầu. Để phát triển tính năng này, chúng tôi đã tạo ra một số nguyên tắc mang tính hướng dẫn, nhưng chắc chắn sẽ phải hy sinh một số điều trong quá trình phát triển. Nhằm hỗ trợ cho các lập trình viên trong việc thực hiện các hệ quả này, chúng tôi nhờ bạn giúp đỡ để đánh giá tầm quan trọng của mỗi một "cái giá phải trả" bằng cách tham gia vào cuộc trưng cầu ý kiến này.

Tại sao nó lại quan trọng?

[edit]

Trong Bản báo cáo của Harris năm 2010, hai trong số các đề xuất (7 & 9) là cần phải đưa một phương tiện để người đọc có thể ẩn đi các hình ảnh mà họ không muốn xem; và phải có một tùy chọn để người đọc có thể ẩn đi tất cả những nội dung có thể gây tranh cãi đối với họ.

Có một số lý do để cần phải có tính năng như vậy. Hình ảnh thể hiện tình dục và bạo lực là một bộ phận cần có của các dự án Wikimedia để các dự án này có thể hoàn thành mục tiêu mở, tự do và giáo dục. Tuy nhiên, những hình ảnh như thế - hoặc thể hiện vùng sinh dục và các hoạt động tình dục, hoặc những hố chôn tập thể hoặc tử thi chồng chất - sẽ vẫn có thể gây khó chịu cho một số người xem, đặc biệt nếu họ là trẻ em, hoặc chúng xuất hiện một cách vô ý. Mục đích chính của tính năng ẩn ảnh cho cá nhân là để giảm bớt sự bất ngờ và khó chịu, bằng việc tắt không cho hình ảnh hiển thị nữa chỉ bằng một tác vụ đơn giản. Thông thường, trong thế giới Wikimedia, việc này được gọi là nguyên tắc tối thiểu bất ngờ, hoặc tối thiểu ngạc nhiên.

Trên một khía cạnh khác, chúng tôi tin rằng tính năng này chỉ nên trì hoãn sự trình bày của các hình ảnh, chứ không ngăn cản sự trình bày của chúng. Việc truy cập vào thông tin trên các trang WMF chỉ nên bị can thiệp càng ít càng tốt để phù hợp với trách nhiệm tôn trọng và phục vụ cho mọi độc giả. Một hình ảnh có thể bị che lại, chứ không phải bị mất đi hoàn toàn, sẽ thỏa mãn các yêu cầu đó.

Những câu hỏi

[edit]

Trên thang điểm từ 0 đến 10, với 0 là phản đối mạnh mẽ, 5 là bình thường và 10 là ủng hộ mạnh mẽ, bạn sẽ được yêu cầu thể hiện quan điểm cho các câu sau:

  • Việc dự án Wikimedia cung cấp tính năng này cho người đọc là rất quan trọng.
  • Việc tính năng này có thể dùng được cho thành viên đã đăng nhập lẫn chưa đăng nhập đều rất quan trọng.
  • Việc ẩn giấu hình ảnh phải đảo ngược được: tức là người đọc phải được hỗ trợ nếu họ thay đổi ý kiến. Điều này rất quan trọng.
  • Người đọc cần phải có thể báo cáo hoặc đánh dấu những hình ảnh họ cho rằng gây tranh cãi, mà những hình ảnh này lại chưa được xếp vào loại gây tranh cãi. Điều này rất quan trọng.
  • Tính năng phải cho phép người đọc nhanh chóng và dễ dàng lựa chọn loại hình ảnh nào để ẩn đi (ví dụ 5-10 thể loại), để họ có thể chọn ẩn đi hình ảnh tình dục chứ không phải hình ảnh mang tính bạo lực. Điều này rất quan trọng.
  • Điều quan trọng là tính năng này phải trung lập về mặt văn hóa: càng nhiều càng tốt, nó nên hướng đến mục tiêu phản ánh cái nhìn toàn cầu và đa văn hóa về những hình ảnh được xem là có thể gây tranh cãi.

Bạn cũng sẽ có tùy chọn để nói rõ bạn chưa có đủ thông tin để trả lời.

Hình ảnh bị ẩn sẽ trông như thế nào?

[edit]

Vì việc phát triển công cụ ẩn hình ảnh vẫn chưa bắt đầu, đây sẽ chỉ là ý tưởng và thiết kế ban đầu, xem tại đây. Nó sẽ có thể thay đổi dựa vào kết quả của cuộc trưng cầu ý kiến và thực tiễn khi phát triển tính năng, nhưng rất có thể sản phẩm cuối cùng trông sẽ tương tự như những ý tưởng như vậy. Những ý tưởng này giả thiết có ba cách chính để người đọc thay đổi thiết lập: khi duyệt trang, từ một hình ảnh hiển thị, và từ một hình ảnh đã ẩn. Những hình chụp màn hình dưới đây cho thấy hình bị ẩn sẽ trông như thế nào từ một tài khoản ẩn danh.

Các quy tắc

[edit]

Điều kiện

[edit]
Biên tập viên

Bạn có thể bỏ phiếu từ bất kỳ một tài khoản mà bạn sở hữu trên một wiki của Wikimedia (và một lần duy nhất, bất kể bạn có bao nhiêu tài khoản). Để được xem là đủ tư cách, tài khoản đó phải:

  • không bị cấm tại nhiều hơn một dự án; và
  • không bị cấm tại dự án mà bạn đang bỏ phiếu; và
  • không phải là bot; và
  • đã thực hiện ít nhất 10 sửa đổi cho đến trước ngày 1 tháng 8 năm 2011 trên tất cả các wiki của Wikimedia (những sửa đổi trên nhiều wiki khác nhau có thể được hợp nhất lại nếu trước đó tài khoản của bạn đã được thống nhất trên toàn hệ thống)
Lập trình viên

Lập trình viên sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu:

  • là quản trị viên hệ thống máy chủ Wikimedia có quyền truy cập vào trình dòng lệnh; hoặc
  • có quyền sửa đổi mã nguồn và đã thực hiện ít nhất một sửa đổi.
Nhân viên và nhân viên hợp đồng

Nhân viên và nhân viên hợp đồng của Wikimedia Foundation sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ đang được Foundation thuê vào ngày bỏ phiếu, và được thuê trước ngày 1 tháng 8 năm 2011.

Thành viên Hội đồng và thành viên Ban cố vấn

Thành viên đương nhiệm và cựu thành viên của Hội đồng Quản trịBan cố vấn đều đủ điều kiện bỏ phiếu.

Cách bỏ phiếu

[edit]

Nếu bạn đã đủ điều kiện bỏ phiếu:

  1. Đọc các câu hỏi và quyết định lựa chọn của bạn.
  2. Đến wiki mà bạn đủ điều kiện bỏ phiếu. Trong thanh tìm kiếm, gõ Special:SecurePoll/vote/230. Ví dụ: nếu bạn đang hoạt động trên meta.wikimedia.org, hãy vào meta.wikimedia.org/wiki/Special:SecurePoll/vote/230.
  3. Nhấp vào "Đi đến máy chủ bỏ phiếu". Thao tác này sẽ trực tiếp đưa bạn đến máy chủ bỏ phiếu SPI.
  4. Làm theo các hướng dẫn ở trang đó.

Bạn phải bật cookie trên wikimedia.amellus.net để được giao diện bỏ phiếu nhận ra, nếu không bạn sẽ bị báo lỗi. Nếu bạn nhận được thông báo lỗi: "Xin lỗi, bạn không nằm trong danh sách các thành viên được phép bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này.", tức là bạn đang truy cập từ một wiki chưa đúng: hãy truy cập "Special:SecurePoll" từ wiki chủ của bạn.

Tổ chức

[edit]

Lịch trình

[edit]
  • 2011-06-30: thông báo; bắt đầu giai đoạn dịch thuật.
  • 2011-07-25: đăng chi tiết về cuộc trưng cầu cùng với câu hỏi thường gặp; giai đoạn dịch thuật chính được bắt đầu.
  • 2011-08-08: mốc thời gian để hoàn tất mọi việc dịch thuật.
  • 2011-08-15: cuộc trưng cầu bắt đầu.
  • 2011-08-17: gửi thư mời bỏ phiếu (trừ những thành viên đã ghi tên vào danh sách bỏ qua).
  • 2011-08-30: kết thúc cuộc trưng cầu; kiểm và đếm phiếu.
  • 2011-09-01: thông báo kết quả.

Biên dịch

[edit]

Để đảm bảo có đầy đủ các đại diện từ toàn bộ cộng đồng Wikimedia tham gia vào cuộc trưng cầu, việc biên dịch các thông báo và thông tin về cuộc trưng cầu sang nhiều ngôn ngữ là rất quan trọng. Để giúp cho việc biên dịch, vui lòng xem trang dịch thuật. Nếu bạn nói được một ngôn ngữ khác, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của bạn.